top of page
Ảnh của tác giảLong Thành

Thương mại trực tiếp trong làn sóng cà phê thứ 3

Đã cập nhật: 21 thg 6, 2023


Thương mại trực tiếp (Direct Trade) trong ngành cà phê đã trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến, tạo ra sự thay đổi tích cực đối với lợi ích của các bên tham gia chủ chốt như nông dân, nhà sản xuất và nhà rang cà phê và những cả những khách hàng thưởng thức cà phê. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ý nghĩa của giao dịch trực tiếp và những lợi ích tiềm năng của nó, cũng như phân tích các thách thức và tầm quan trọng của sự tin tưởng trong quá trình này.


 

Thương mại trực tiếp là gì ?


Thương mại trực tiếp đề cập đến việc thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa người nông dân, nhà sản xuất cà phê với các nhà rang, bỏ qua các kênh trung gian truyền thống. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định giá , tăng thu nhập cho nông dân và nhà sản xuất, và thúc đẩy sự bền vững trong ngành cà phê. Dưới đây là một số góc nhìn về "thương mại trực tiếp " ( direct trade ) của những người làm cà phê trên thế giới :

  • Đối với Garrett Odell của Cirque Coffee Roasters, câu trả lời là đơn giản: " Giao dịch trực tiếp trong ngành cà phê đặc sản là khi một người rang mua cà phê trực tiếp từ một nhà sản xuất".

  • Patrick Murray của Finca Mahajual, El Salvador, có câu trả lời tương tự nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ. " Giao dịch trực tiếp có nghĩa là thiết lập một kênh thương mại trực tiếp giữa hai bên các nông hộ, nhà sản xuất với nhà rang", ông nói. "Nó đề cập đến mối quan hệ được tạo dựng và nuôi dưỡng giữa nhà sản xuất và người rang xay. Một mối quan hệ trong đó các vấn đề liên quan đến chất lượng và giá cả được định nghĩa và thống nhất, với tương lai dài hạn vì lợi ích chung"

Mặc dù "thương mại trực tiếp" khó xác định, nhưng vẫn là một phần quan trọng của ngành cà phê đặc sản trong làn sóng thứ ba và có nhiều khía cạnh tích cực như :

  1. Thiết lập mối quan hệ tốt hơn: " Thương mai trực tiếp " tạo điều kiện cho nhà rang cà phê và nhà sản xuất cà phê tiếp xúc trực tiếp, xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng và tương tác chặt chẽ. Điều này tạo ra một môi trường đáng tin cậy, cùng hợp tác để nâng cao chất lượng cà phê.

  2. Truy xuất nguồn gốc: Giao dịch trực tiếp cho phép người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc cà phê một cách rõ ràng. Nhà sản xuất và nhà rang cà phê cung cấp thông tin chi tiết về quy trình sản xuất, điều kiện lao động và tác động đến môi trường. Điều này giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định mua sắm thông minh và ủng hộ các sản phẩm đạo đức và bền vững.

  3. Tăng cường tính minh bạch: Giao dịch trực tiếp tạo ra một môi trường minh bạch và trung thực hơn. Các thỏa thuận giao dịch và giá trị hợp đồng được đàm phán trực tiếp giữa nông dân, các nhà sản xuất với nhà rang . Từ góc nhìn về "mô hình thương mại trực tiếp " thì có ba yếu tố cụ thể để đảm bảo lợi ích có lợi cho đôi bên đó là : "sự minh bạch, giá trị chung, khả năng theo dõi.."

  4. Hiểu về sản phẩm tốt hơn : Văn hóa cà phê trong làn sóng thứ ba là hiểu rõ nguồn gốc của cà phê, Từ giống cây , đến vùng đất , thổ nhưỡng , cách chăm sóc , quy trình sơ chế hay rang xay .... Với "thương mại trực tiếp " làm cho người tiêu dùng dễ dàng nghe những lời của nhà sản xuất và biết về công việc khó khăn của họ.

  5. Khả năng nhận được đầu tư lớn hơn : Thương mại trực tiếp tạo ra nhiều ý nghĩa hơn khi người mua cảm thấy có ý định trả giá cao hơn và đầu tư nhiều hơn vào con người , vùng đất với mục tiêu tạo ra nhiều giá trị cộng đồng cho địa phương chứ không còn đơn thuần chỉ là thu mua cà phê . "Những giá trị cộng đồng ( con người , vùng đất ...) được phát triển tốt hơn thì người mua có thể nhận được lại những sản phẩm tốt hơn và quay lại tái đầu, tạo ra một vòng trong lời ích giữa người làm cà phê và người thu mua cà phê. Và từ cà phê, những người thu mua giúp cải thiện trực tiếp đến điều kiện xã hội hoặc cải thiện sản xuất, cải thiện vùng đất và cả con người .

Bên cạnh những lợi ích và tiềm năng của thương mại trước tiếp thì bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều thách thức cần phải vượt qua:

  1. Các vấn đề về hợp đồng và thanh toán: Giao dịch trực tiếp yêu cầu sự tin tưởng và cam kết từ các bên tham gia. Việc thiếu hợp đồng chính thức và khả năng kiểm soát thanh toán có thể tạo ra rủi ro cho cả nhà sản xuất và nhà rang cà phê.

  2. Nguy cơ cà phê kém chất lượng: Trong giao dịch trực tiếp, việc đảm bảo chất lượng cà phê đặc sản là một thách thức. Cần có sự trao đổi thông tin chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà rang cà phê để đảm bảo cà phê đạt được tiêu chuẩn chất lượng mong muốn.

  3. Mối quan hệ tập trung vào con người: Giao dịch trực tiếp đòi hỏi sự tương tác trực tiếp giữa nhà sản xuất và nhà rang cà phê. Điều này yêu cầu thời gian, nguồn lực và sự cam kết. Đôi khi, việc xây dựng và duy trì mối quan hệ này có thể gặp khó khăn đối với các bên trong chuỗi cung ứng.

 

Tầm quan trọng của sự tin tưởng trong thương mại trực tiếp:


Sự tin tưởng là yếu tố quan trọng nhất trong giao dịch trực tiếp. Nó là cơ sở cho việc xây dựng mối quan hệ lâu dài và thành công giữa nhà sản xuất và nhà rang cà phê. Sự tin tưởng giúp tạo ra một môi trường đáng tin cậy, khuyến khích trao đổi thông tin chân thực và giúp giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả.


Kết luận :

  • Thương mại trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong ngành cà phê làn sóng thứ ba và mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Qua việc thiết lập mối quan hệ mạnh mẽ giữa người mua và nhà sản xuất, thương mại trực tiếp tạo điều kiện cho việc làm việc cùng nhau, thử nghiệm và tạo ra những cải tiến trong quy trình chế biến và trồng trọt.

  • Mô hình này cũng đem lại sự minh bạch, giúp cả người mua và nhà sản xuất hiểu rõ hơn về chất lượng, yêu cầu về giá cả và các khía cạnh thực tế của ngành cà phê. Điều này tạo điều kiện cho việc giao tiếp tốt hơn, giải quyết vấn đề hiệu quả hơn và đề xuất cải tiến chất lượng sản phẩm.

  • Thương mại trực tiếp cũng tạo điều kiện cho việc đầu tư lớn hơn từ cả hai bên. Nhà sản xuất có động lực để nâng cao chất lượng sản xuất, nhờ cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cho người mua, từ đó đạt được báo cáo tốt hơn. Đồng thời, người mua cảm thấy có động lực để trả giá cao hơn và đầu tư vào cộng đồng địa phương.

  • Thương mại trực tiếp còn đem lại khả năng theo dõi và truy xuất nguồn gốc, giúp người mua có được sản phẩm chính xác theo mong muốn và nhà sản xuất có thể tạo ra các loại sản phẩm phù hợp với yêu cầu từng người mua. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên trong quy trình cung ứng.



Và với iO Coffee trong vai trò là một nhà rang cà phê đặc sản trong làn sóng thứ 3 . Thì iO Coffee rất hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc không chỉ thu mua cà phê, mà còn tạo được giá trị công đồng cải thiện vùng đất hay đời sống của con người. Hay với khách luôn cố gắng tạo ra nhiều trãi nghiệm mới , cung cấp các sản phẩm có tính minh bạch, đạo đức, truy xuất được nguồn gốc. Từ đó iO Coffee trở thành một cầu nối để tạo ra sự tin tưởng trực tiếp giữa khách hàng với nông dân và nhà sản xuất, giúp cho mối quan hệ của các bên ngày càng chặt chẽ. Giúp những sản phẩm ngày càng được đón nhận hơn và phát triển cà phê đặc sản trong sự bền vững .


68 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page